5-bo-phan-tren-xe-o-to-de-bi-hu-hai-khi-di-vao-duong-xoc

5 bộ phận trên xe ô tô dễ bị hư hại khi đi vào đường xóc

Tốc Độ 247 18/09/2020

Các đoạn đường xấu như ổ gà, đá răm, đường mấp mô là nỗi khiếp sợ của nhiều tài xế. Khi di chuyển liên tục khiến hệ thống treo, lốp xe, thân xe... bị thiệt hại nặng nề.

Theo thống kê, các tài xế Mỹ phải trả khoảng 3 tỷ đô hoặc chi phí trung bình 7 triệu đồng mỗi năm để khắc phục các sự cố do xe đi vào các đoạn đường xóc, mấp mô gây ra. Trong khi đó với kiểu địa hình nhiều đồi núi như ở Việt Nam, chi phí để sửa chữa do các sự cố liên quan đến đường xóc có thể lớn hơn nhiều.

Dưới đây là 5 bộ phận dễ bị hư hỏng nhất khi xe đi vào đường xóc

1. Lốp xe

Lốp xe dễ bị hỏng và biến dạng.

Đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với  mặt đường, do đó chúng có thể bị phồng, rách, bẹp lốp nếu đi vào các đoạn đường xấu. Nguyên nhân là do lốp xe va chạm mạnh với các cạnh đá dăm, cạnh ổ gà với lực mạnh. Cú va chạm có thể làm rạn, nứt, rách bề mặt của lốp. Và các lốp mỏng dễ bị hỏng hơn các lốp béo. Để an toàn khi di chuyển, tài xế nên bơm xe theo tiêu chuẩn ghi sẵn trên mặt lốp và không để lốp quá non hoặc quá căng.

 

2. Khu vực cụm bánh xe (la zăng, moay ơ…)

la-zăng và moay-ơ dễ bị hư hỏng.

Đây là bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề thứ hai khi xe đi vào đoạn đường xóc. Một số hiện tượng như vành bị méo, vành bị vênh, moay ơ bị lỏng trục... Những thiệt hại này ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận hành của xe và gây mất an toàn.

 

3. Hệ thống treo

Hệ thống treo là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất để giúp xe di chuyển êm ái và thoải mái trên đường. Nhiệm vụ của hệ thống treo là giúp xe di chuyển êm dịu qua ở mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra, chúng còn dùng để truyền các lực và mô-men từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.

Hệ thống treo trên xe ô tô.

Khi đi qua các đoạn đường xấu, hệ thống treo sẽ hấp thụ các xung động của mặt đường giúp xe di chuyển mượt mà. Song, hoạt động của hệ thống này cũng bị giới hạn về sức chịu đựng và cường độ. Khi di chuyển thường xuyên qua những  cung đường xấu, hệ thống treo cũng có thể gặp nhiều vấn đề như: lỏng các khớp liên kết, hỏng thanh giảm chấn, thanh chống.

Điều này làm giảm hiệu quả giảm xóc và gây thiệt hại trực tiếp tới nhiều bộ phận khác bên trong xe. Hơn nữa, chi phí liên quan đến hệ thống giảm xóc cũng khiến chủ xe phải tốn một khoản tiền lớn để khắc phục và sửa chữa.

Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng xe ô tô, dưới đây là dấu hiệu nhận biết các hư hỏng liên quan đến hệ thống treo:

  • Phần vô lăng bị lệch khỏi trung tâm, người cần không cảm nhận sự chắc chắn.
  • Người điều khiến cảm giác xe đang bị kéo về một hướng, các lốp mòn không đều nhau.
  • Xe phát ra âm thanh và những rung động bất thường.
  • Bộ phận trục tay lái lỏng lẻo.
  • Cảm nhận xe nghiêng sang một bên, người lái cảm nhận rõ rệt các khớp cầu bị gãy.

 

4. Hệ thống ống xả

Hệ thống ống xả dễ bị đứt, gãy sau va chạm mạnh

Hệ thống ống xả chạy dọc theo gầm xe, do vậy chúng rất dễ bị va đập gây méo, thủng, đặc biệt khi đi qua các bề mặt đường gồ ghề lớn. Khi ống xả bị hỏng có thể xe gây ra tiếng ồn lớn và để lâu ngày sẽ làm giảm hiệu suất của xe. Điều này làm cho lượng lớn khí thải trào ra môi trường gây ô nhiễm. Đôi khi còn xảy ra hiện tượng khí thải trào ngược vào bên trong cabin gây mùi khó chịu.

 

5. Thân xe

Thân xe thấp có điểm lợi là biên độ giao động của những nhịp xe càng nhau. Do vậy, độ xung của xe thấp sẽ nhỏ hơn các mẫu xe gầm cao. Song nhược điểm của xe gầm thấp là mức độ va chạm, tổn thương khi đi vào đường xóc cũng lớn hơn.

Xe gầm thấp.

Ngoài ra, một số bộ phận trên ô tô như gờ, cản và xung quanh xe dễ bị hư hại khi gặp đường xóc, điều này làm mất đi tính mỹ quan bên ngoài. Nếu đi các xe gầm thấp bạn nên bình tĩnh xử lý, lái xe từ từ để hạn chế tối đa các va chạm không đáng có.

    (Nguồn ảnh: Internet)

    Bình luận
    Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi cho chúng tôi bình luận đầu tiên của bạn.
    VIẾT BÌNH LUẬN